Bể lọc nước trong ngành xử lý nước

Chia sẻ bài viết:

Bể lọc nước là thiết bị ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của việc xử lý nước. Bể lọc nước trong ngành xử lý nước có vai trò rất quan trọng trong cả xử lý nước thải và xử lý nước cấp

Một số phương pháp xử lý nước bằng bể lọc

BỂ LỌC CÁT  

Bể lọc cát được sử dụng nhiều trong các công trình xử lý nước. Là một vật liệu dễ tìm và mang lại hiệu quả. Giữ lại trên bề mặt và các khe hở của vật liệu lọc cát, các tạp chất có trong nước. Trong dây chuyền xử lý nước ăn uống sinh hoạt, xử lý nước cấp, nước thải thì đây là giai đoạn cuối cùng trong công đoạn lọc.

Thực hiện lọc nước thì không thể thiếu trong quá trình lắng lọc các cặn bẩn, tùy vào mức độ sạch của nước mà chúng ta có những vật liệu lọc, thiết kế nguyên lý hoạt động sao cho hợp lý để mang lại hiệu quả cao.

 

a.Theo tốc độ lọc

Bể lọc chậm: có tốc độ lọc 0,140,5 m/h

Bể lọc nhanh: có tốc độ lọc 5 ÷15m/h

Bể lọc cao tốc: có tốc độ lọc 36 ÷ 100m/h

b.Theo chế độ dòng chảy

Bể lọc trọng lực: là bể lọc hở, không áp

Bể lọc áp lực: là bể lọc kín, quá trình lọc xảy ra dựa vào áp lực nước phía trên lớp vật liệu lọc.

c.Theo chiều của dòng nước 

Bể lọc xuôi: là bể lọc cho nước chảy qua lớp vật liệu lọc từ trên xuống

Bể lọc ngược : nước chảy qua lớp vật liệu lọc từ dưới lên

Bể lọc hai chiều: nước chảy qua lớp vật liệu theo cả hai chiều từ trên xuống, từ dưới lên và thu nước ở giữa.

d.Theo số lượng lớp vật liệu lọc

Bể lọc một lớp vật liệu lọc

Bể lọc hai hay nhiều lớp vật liệu lọc

e.Theo cỡ hạt vật liệu lọc: (tính cho lớp trên cùng)

Bể lọc có cỡ hạt nhỏ: kích thước hạt của lớp trên cùng d < 0,4mm

Bể lọc có cỡ hạt trung bình d= 0,4 ÷0,8mm

Bể lọc có cỡ hạt lớn d > 0,8mm

f.Theo cấu tạo lớp vật liệu lọc

Bể lọc có lớp vật liệu lọc ở dạng hạt: cát, thạch anh nghiền, than antraxit…

Bể lọc lưới: nước lọc sẽ đi qua lưới có mắt đủ bé để giữ lại cặn bẩn trong nước, thường làm bằng kim loại hoặc vật liệu xốp.

Bể lọc có màng lọc: lớp lọc có thể là vải bông, vải sợi thuỷ tinh, vải sợi nilông…

Mô hình ứng dụng bể lọc cát trong xử lý nước đơn giản mà hiêu quả cao
Mô hình ứng dụng bể lọc cát trong xử lý nước đơn giản mà hiêu quả cao
BỂ LỌC CHẬM
CẤU TẠO

Lọc nước qua lớp cát lọc với vận tốc v <0,5m/h là lọc chậm.Do vận tốc như thế nên lớp trên cùng của cát lọc dày khoảng 2 – 3cm, cặn bẩn tích lại tạo thành màng lọc.Trong màng lọc chứa vô số các loại vi sinh vật có khả năng lọc và diệt 97 – 99% vi khuẩn có trong nước thô khi lọc qua màng.

Bể lọc chậm có dạng hình chữ nhật hoặc vuông, bề rộng mỗi ngăn của bể không được lớn hơn 6m và bề dài không lớn hơn 60m. Bể lọc chậm có thể xây gạch, hoặc làm bằng bêtông cốt thép. Khi có nhiều bể phải có hệ thống máng phân phối để đảm bảo phân phối nước đều vào mỗi bể lọc.

Đáy của bể lọc chậm thường được thiết kế bằng gạch xếp nghiêng, có độ dốc 5% về phía van xả đáy hay máng thu nước chính, trên đó xếp lớp nằm ngang gối lên các hàng gạch nghiêng để tạo ra các ống thu và dẫn nước bên dưới. Trên mặt đổ lớp sỏi đỡ lớp cát lọc. Đối với các bể có kích thước lớn có thể dùng các tấm bêtông đục lỗ lớn hoặc bêtông xốp đặt trên hệ thống cột và dầm bêtông.

Nếu bể quá rộng có thể có nhiều máng thu và tập trung nước. Đáy bể phải có lớp chống thấm bảo vệ.

Diện tích một bể lọc thường là 100 – 200m2 và phải nhỏ hơn 3000m2. Trong trạm phải có ít nhất hai bể lọc.

Đường kính hạt cát lọc d10 = 0,15 – 0,35mm

Chiều dày lớp cát lọc 1 – 1,5m

Thành phần lớp sỏi đỡ

Lớp trên cùng (lớp thứ nhất) : d10 = 0,4 – 0,60mm; dày 10cm.

Lớp thứ hai : d10 = 1,5 – 2mm; dày 10cm.

Lớp thứ ba : d10 = 5 – 8mm; dày 10cm.

Lớp cuối cùng d10 = 15 – 25mm với chiều dày tính từ đáy bể lên đến cốt cao hơn lỗ thu nước ở hệ thống ống và máng thu 10cm.

Chiều cao dành cho lớp nước trên mặt cát lọc từ 1,5 – 2m và cũng là tổn thất giới hạn của bể lọc chậm, chiều cao bảo vệ của thành bể là 0,2m. Khi bể lọc có mái che, khoảng cách từ mặt cát lọc đến mái phải lấy đủ để đảm bảo việc rửa và thay thế cát lọc

Tổng chiều cao bể lọc từ 2,5 – 4m; thường là 3,3m.

Hệ thống thu nước lọc của bể chọn theo diện tích mặt bằng của bể. Khi bể lọc chậm có diện tích từ 10 – 15m2, phải thu nước trong bằng máng đặt chìm dưới đáy bể. Khi bể lọc có diện tích lớn hơn 15m, phải có hệ thống thu nước bằng ống đục lỗ bằng gạch hoặc ống bêtông có khe hở, ống bêtông rỗng…

Và khi thu nước lọc bằng hệ thống máng hoặc ống khoan lỗ cấu tạo theo dạng xương cá thì khoảng cách giữa các máng hoặc ống ở hai thành bên ống, máng chính không lớn hơn 4m.

Miệng tràn của ống dẫn nước lọc ra khỏi bể phải đặt cao hơn mặt trên của lớp cát lọc đầu tiên (khi chưa rửa) là 0,2m.

Mô hình bể lọc chậm trong xử lý nước
Mô hình bể lọc chậm trong xử lý nước Hình giới thiệu sơ đồ cấu tạo của bể lọc chậm (bằng bêtông cốt thép) 1-ống dẫn nước thô; 2-máng phân phối nước thô dọc bể; 3-ống thu nước lọc về bể chứa có miệng tràn cao hơn mặt cát lọc >0,2m; 4-ống xả nước lọc đầu và xả kiệt; 5-hệ thống thu nước lọc; 6-ống xả bọt vàng và xả tràn báo hiệu cần phải rửa lọc; 7-bể chứa nước sạch; 8-ống tích nước lần đầu để đuổi khí ra khỏi lớp lọc.
NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC:

Nước từ máng phân phối đi vào bể qua lớp cát lọc với vận tốc rất nhỏ từ 0,1 – 0,5 m/h. Lớp cát lọc được đổ trên lớp sỏi đỡ, dưới lớp sỏi đỡ là hệ thống thu nước đã lọc đưa sang bể chứa. Lớp cát lọc thường là cát thạch anh có chiều dày, kích thước cỡ hạt tương ứng và cấu tạo lớp sỏi đỡ

Thông tin liên hệ:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975.215.888
Chat Facebook
Gọi điện ngay