Bồn xử lý nước thải Inox SUS 403 và SUS 316

Chia sẻ bài viết:

BỒN XỬ LÝ NƯỚC THẢI INOX

Ưu điểm của bồn xử lý nước thải inox

Bồn xử lý nước thải inox được làm bằng chất liệu inox SUS 304, SUS 316. Với vật liệu inox có độ bền cao, chống ăn mòn tốt, tính thẩm mỹ cao.

Đối với chất liệu sắt so với inox độ bền thấp hơn hẳn. Tuy nhiên về giá so với inox có sự chênh lệch nhau

Đa số các doanh nghiệp sử dụng loại bồn xử lý nước thải inox vì chịu sự ăn mòn tốt hơn, tuổi thọ cao hơn.

Các loại bồn chứa inox hay thép đen so với bể chứa bê tông giảm thiểu được thời gian thi công, thiết kế gọn nhẹ, giảm thiểu sự ăn mòn, dễ vệ sinh

 

 

Bể xử lý nước thải được thiết kế khác nhau để phù hợp với từng loại nước thải khác nhau.

Bồn xử lý nước thải được thiết kế các nhiều ngăn khác nhau bao gồm:

Ngăn điều hòa nước thải

Đây là ngăn có vai trò quan trọng có chức năng điều hòa nồng độ của nước thải đầu vào và nồng độ nước sau khi ra khỏi hệ thống xử lý nước thải đảm bảo được ổn định

 

 

Bể ngăn Anoxic xử lý nito

Tại ngăn này có vai trò trộn  kết hợp các hóa chất, các tạp chất để điều hóa trong quá trình xử lý nước thải, thông qua 2 quá trình Nitrat hóa và photphorit và một phần các chất COD, BOD trong xử lý nước thải.

Ngăn anoxic lưu lượng được ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hệ vi sinh hoạt động 24/24; Ổn định tải lượng ô nhiễm cho vi sinh hoạt động với hiệu quả tối ưu. Bơm khuấy trộn chìm tạo điều kiện nước thải được tiếp xúc oxy kết hợp với việc kiểm soát pH tự động, nâng pH lên cao khoảng 8 tạo môi trường bazo kích thích sự phát triển của vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter sẽ oxi hoá hàm lượng amonia thành nitrate, quá trình khử Nitrate này diễn ra trong môi trường thiếu oxi.

 

 

 Các quá trình khử nitơ được thực hiện như sau

Quá trình Oxy hóa và tổng hợp:

CHONS (chất hữu cơ) + O2 + Chất dinh dưỡng + vi khuẩn hiếu khí → CO2 + H2O + NH3 + C5H7O2N (tế bào vi khuẩn mới) + sản phẩm khác.

Hô hấp nội bào

C5H7O2N (tế bào) + 5O2 + vi khuẩn → 5CO2 + 2H2O + NH3 + E

Bên cạnh quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ thành carbonic CO2 và nước H2O, vi khuẩn hiếu khí Nitrisomonas và Nitrobater còn oxy hóa ammonia NH3 thành nitrite NO2– và cuối cùng là nitrate NO3– . Sử dụng CH3OH làm chất xúc tác cung cấp cacbon cho sự chuyển hóa nitrate NO3– thành N2.

+ Bước 1: Quá trình Nitrat hóa chuyển hóa Nitơ thành Nitrite dưới tác dụng củaVi khuẩn Nitrisomonas:

2NH4+ + 3O2 → 2NO2– + 4H+ + 2H2O

+ Bước 2: Chuyển hóa Nitrite thành Nitrate dưới tác dụng của vi khuẩn Nitrobater:

2NO2– + O2 →  2 NO3–

Tổng cộng:

NH4+ + 2O2 → NO3– + 2H+ + H2O    (*)

Trên cơ sở phương trình tổng hợp sau:

NH4+ + 1,863O2 + 0,098CO2 → 0,0196C5H7O2N + 0,98NO3– + 0,0941H2O + 1,98H+

+ Bước 3: Sử dụng các hợp chất hữu cơ có trong nước thải (sử dụng cacbon hữu cơ)

Nitrate nitrogen + CH3OH → N2 + độ kiềm

Quá trình khử nitơ (denitrification) từ nitrate NO3– thành nitơ dạng khí N2 được thực hiện nhằm đạt chỉ tiêu cho phép của nitơ. Quá trình sinh học khử nitơ liên quan đến quá trình oxy hóa sinh học của nhiều cơ chất hữu cơ trong nước thải sử dụng nitrate hoặc nitrite như chất nhận điện tử thay vì dùng oxy, trong điều kiện không có DO hoặc dưới nồng độ DO giới hạn (nhỏ hơn 2 mg O2/L).

Quá  trình  Photphorit hóa:  chủng  loại  vi  khuẩn  tham  gia  vào  quá  trình  này  là Acinetobacter. Các hợp chất hữu cơ chứa photpho sẽ được hệ vi khuẩn Acinetobacter chuyển hóa thành các hợp chất mới không chứa photpho và các hợp chất có chứa photpho nhưng dễ phân hủy đối với chủng loại vi khuẩn hiếu khí.

Hiệu suất xử lý Nitơ đạt bể anoxic đạt 60 – 75 %, Photpho 60%;

Nước thải sau khi xử lý qua bể Anoxic sẽ tự chảy qua ngăn Hiếu khí (oxic);

Ngăn hiếu khí:

Ở đây sẽ được máy thổi, cung cấp oxy qua hệ thống đĩa phân phối khí tinh để tiếp tục nitrat hóa.

Bể vi sinh hiếu khí (oxic) công trình chính để xử lý các chất hữu cơ: BOD, COD một cách triệt để nhất. Oxy được cung cấp liên tục bằng máy thổi khí đảm bảo lượng oxi hòa tan trong nước thải luôn lớn hơn 2 mg O2/L. Trong điều kiện thổi khí liên tục này, quần thể vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành những hợp chất vô cơ đơn giản như CO2 và nước:

C5H7O2N + O2 + Vi Sinh Vật → CO2 + H2O + Tế Bào Mới + Năng Lượng

(Trong đó C5H7O2N biểu thị cho các hợp chất hữu cơ có mặt trong nước thải)

Bên cạnh việc duy trì ổn định cho việc xử lý, tại bể oxic còn được lắp đặt hệ thống bổ sung dinh dưỡng và vi sinh khi cần thiết nhằm duy trì ổn định nồng độ các nguyên tố dinh dưỡng theo tỷ lệ thích hợp: BOD toàn phần: N : P = 100 : 5: 1 đây là tỷ lệ tối ưu cho quá trình phân giải các chất hữu cơ trong nước thải.

Nước thải sau khi ra khỏi bể Aerotank sẽ được chuyển qua ngăn lắng.

Ngăn lắng

Tại ngăn lắng dưới tác dụng của trọng lực bùn được lắng xuống đáy bể, phần bùn dưới đáy bể được được bơm tuần hoàn về bể hiếu khí để duy trì lượng bùn hoạt tính trong bể. Phần nước trong bên trên chảy tràn ra máng thu nước và chảy về bể khử trùng.

Ngăn lọc hạt mang

Ngăn lọc hạt mang có tác dụng loại bỏ các chất lơ lững (TSS) trong nước, nước sạch được thải vào hệ thống thoát nước khu vực. Ngăn lọc hạt mang được cấu tại và lập trình chính xác nhằm thực hiện có chu kỳ các hoạt động lọc và rửa lọc nhằm ngăn ngừa hiện tượng tắc lọc và trả laih nguyên trạng co lớp lọc.

Ngăn khử trùng

Tại bể khử trùng, nước thải được bơm châm hóa chất khử trùng Clorin được châm vào bể với lưu lượng thích hợp để loại bỏ hết các loại vi khuẩn gây bệnh trước khi vào bể trung gian.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975.215.888
Chat Facebook
Gọi điện ngay