Cách giảm tải trọng cho bồn nước chôn ngầm hiệu quả

Chia sẻ bài viết:
Bồn nước ngầm nên sử dụng loại bồn nước nào để giảm tải trọng cho nền móng. Vì bồn nước ngầm thường thể tích rất lớn, nền móng ngoài phải ”vác” tải trọng của thể tích nước còn phải chịu thêm tải trọng của vỏ bồn chứa. Hai yếu tố này làm tăng tải trọng và gây áp lực cục bộ lên nền móng tòa nhà.
Chúng ta cùng tham khảo một số loại vật liệu tạo nên bồn chứa nước ngầm
Tham khảo thêm:

Cách giảm tải trọng cho bồn nước chôn ngầm hiệu quả

1. VẬT LIỆU CẤU TẠO BỒN NƯỚC NGẦM

Có rất nhiều loại vật liệu cấu tạo nên bồn chứa nước ngầm, phổ biến nhất hiện nay có 3 loại vật liệu:
– Betong: loại vật liệu truyền thống, rất nặng gây áp lực lớn lên kết cấu của tòa nhà
– Nhựa composite (GRP): nhẹ hơn, giảm tải trọng cho tòa nhà
– Inox lắp ghép: nhẹ hơn, giảm tải trọng cho tòa nhà
Bể chôn ngầm xây bằng bê tông
Bể chôn ngầm inox

2. TẢI TRỌNG CỦA TỪNG LOẠI VẬT LIỆU KHI THỂ TÍCH CHỨA BẰNG NHAU

Để minh họa cho điều này, chúng ta xét trên cùng 1 thể tích chứa nước, cùng kích thước của 3 loại vật liệu nêu trên. Cùng xem tải trọng rỗng của bồn là bao nhiêu nhé
Kích thước 30m dài x 8.5m ngang x 3m cao  với thể tích danh nghĩa: 765m3 và thể tích hữu dụng: 714m3
–  Vỏ bồn betong: 406.8 tấn
– Vỏ bồn nhựa composite (GRP): 19.9 tấn
– Vỏ bồn inox lắp ghép (độ dày tấm từ 2.0mm trở lên tùy vị trí): 22.8 tấn
⇒ Bồn GRP nhẹ nhất, kế đến bồn inox lắp ghép và sau cùng là bồn betong
Vậy cùng một thể tích chứa, để giảm tải trọng nền móng chỉ có cách duy nhất là giảm tải trọng của bồn, loại bồn nào an toàn, tuổi thọ cao và có tải trọng nhẹ thì nên được ưu tiên. Chúng ta nên ưu tiên bồn nước lắp ghép nhựa composite và bồn inox lắp ghép cho bồn nước ngầm để giảm tải trọng cho nền móng tòa nhà nhé!
Cảm ơn các bạn đã tham khảo bài viết, khi cần thêm thông tin hoặc hổ trợ, liên hệ với Storage Tank Viet Nam nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975.215.888
Chat Facebook
Gọi điện ngay