Các bước kiểm định thiết bị áp lực mà bạn cần biết

Chia sẻ bài viết:
Các bước kiểm định thiết bị áp lực mà bạn cần biết

Kiểm định thiết bị áp lực – máy móc đang ngày dần thay thế cho sức lao động của con người trong công việc đời thường. Tuy nhiên, các thiết bị đó cũng ẩn chứa những nguy cơ và rủi ro cao. Vậy nên, việc kiểm tra thường xuyên là rất cần thiết. Trong bài viết này, hãy cùng Bồn bể Công Nghiệp Việt Nam đi tìm hiểu chi tiết các bước nhé.

Việc kiểm định thiết bị áp lực là gì?

Bình chịu áp lực, một công cụ quan trọng, có nhiệm vụ lưu giữ và vận chuyển các chất lỏng, khí hoặc cả hỗn hợp khí-lỏng ở áp suất cao. Việc sản xuất bình chịu áp lực có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau như thép, nhôm, đồng, nhựa và nhiều loại khác.

Quá trình kiểm định thiết bị áp lực là việc thực hiện kiểm tra kỹ thuật và an toàn của bình để đảm bảo tính an toàn trong khi sử dụng. Phòng cho các trường hợp gặp sự cố trong quá trình sử dụng, đồng thời giảm thiểu nguy cơ cho cả người dùng và môi trường xung quanh.

Việc kiểm định thiết bị áp lực là gì?
Việc kiểm định thiết bị áp lực là gì?

Khi nào thì cần kiểm định thiết bị chịu áp lực?

Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, việc kiểm tra định kỳ bình chịu áp lực là vô cùng cần thiết. Doanh nghiệp hãy tiến hành kiểm tra trong các trường hợp như:

  1. Khi mới mua về: Bình chịu áp lực cần phải được kiểm tra trước khi sử dụng lần đầu để đảm bảo rằng thiết bị đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn.
  2. Khi bị va đập hoặc biến dạng: Hãy tiến hành đánh giá nếu vật dụng trải qua va đập, biến dạng hoặc có dấu hiệu bất kỳ hư hỏng
  3. Khi dùng vượt quá thời gian định kỳ: Nếu vượt quá khoảng thời gian định kỳ, việc kiểm định sẽ giúp đảm bảo chất lượng và hiệu suất làm việc của bình.
  4. Khi sử dụng trong môi trường có rủi ro cao: Trong các môi trường nguy hiểm như ngành công nghiệp hóa chất, thực phẩm, dầu khí, việc kiểm định thiết bị áp lực là bắt buộc để đảm bảo an toàn cho cả người sử dụng và môi trường xung quanh.
Khi nào thì cần kiểm định thiết bị chịu áp lực?
Khi nào thì cần kiểm định thiết bị chịu áp lực?

Đối tượng nào tham gia kiểm định thiết bị áp lực?

Các bên liên quan đến việc kiểm định thiết bị áp lực bao gồm:

  • Nhà sản xuất: Trách nhiệm của nhà sản xuất là đảm bảo sản phẩm của họ tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn hiện hành trước khi đưa ra thị trường.
  • Đơn vị sử dụng: Người dùng phải thực hiện kiểm tra định kỳ để đảm bảo trong quá trình làm việc thiết bị hoạt động an toàn và không gây nguy hiểm.
  • Các cơ quan kiểm định chuyên nghiệp: Các cơ quan sẽ có trách nhiệm kiểm tra và xác nhận tính an toàn của thiết bị áp lực. Họ được ủy quyền và có quyền quyết định việc cho phép thiết bị được sử dụng hoặc từ chối nếu có không đạt theo các tiêu chuẩn.
  • Đơn vị kiểm định ngoài: Đôi khi, người thực hiện kiểm định ngoại trở thành một phần của quá trình. Họ phải đủ kinh nghiệm và trang thiết bị để thực hiện kiểm định một cách chính xác nhất.
Đối tượng nào tham gia kiểm định thiết bị áp lực?
Đối tượng nào tham gia kiểm định thiết bị áp lực?

Những quy định về kiểm định thiết bị chịu áp lực

Khi kiểm định thiết bị áp lực sẽ có một số quy định được đặt ra , chúng ta có thể kể đến như:

  • Quy chuẩn kiểm định kỹ thuật của quốc gia về an toàn lao động cho các thiết bị nồi hơi, bình chịu áp lực – QCVN 01: BLĐTBXH(2008)
  • Quy trình kiểm định về kỹ thuật an toàn cho các loại bình chịu áp lực – QTKD 07:BLĐTBXH(2016)
  • Yêu cầu về an toàn về kết cấu, thiết kế, chế tạo bình chịu áp lực – TCVN 8366(2010)
  • Yêu cầu kỹ thuật an toàn về bình chịu áp lực. Quy trình kiểm định về kỹ thuật an toàn nồi đun nước và nồi hơi có nhiệt độ lớn hơn 115 độ C – TCVN 6155(1996)
  • Yêu cầu kỹ thuật về sử dụng, lắp đặt, phương pháp thử, sửa chữa – TCVN 6156(1996)
  • Yêu cầu kỹ thuật về mối hàn và phương pháp kiểm tra thiết bị chịu áp lực – TCVN 6008(2010)

Các bước trong quy trình kiểm định thiết bị chịu áp lực

Để quy trình kiểm định thiết bị áp lực diễn ra chính xác và có hiệu quả cao thì sẽ phải trải qua các bước như sau:

Các bước trong quy trình kiểm định thiết bị chịu áp lực
Các bước trong quy trình kiểm định thiết bị chịu áp lực

Bước 1: Rà soát hồ sơ

  • Xem xét lịch sử hoạt động và nguồn gốc của bình chịu áp lực, bao gồm thông tin về cấu tạo và nơi sản xuất.
  • Hiểu rõ nguyên tắc hoạt động và quy trình vận hành của thiết bị.
  • Xác định ngày kiểm định gần đây nhất của bình.
  • Đánh giá các chất dung môi được sử dụng trong quá trình hoạt động của thiết bị.
  • Kiểm tra và ghi nhận thông tin từ nhật ký bảo dưỡng, sửa chữa của bình.
  • Xác định nguyên liệu cấu thành của thiết bị.
  • Đánh giá các loại mối hàn và liên kết cấu tạo được sử dụng trong quá trình sản xuất.
  • Xem xét cách ghi thông tin trên nhãn của bình chịu áp lực.
  • Kiểm tra và xem xét các giấy tờ báo cáo kiểm tra, hồ sơ kiểm định từ lần kiểm định trước.

Bước 2: Xem xét kỹ thuật của thiết bị ở bên ngoài

Quy trình kiểm định thiết bị áp lực tiếp theo đó là khám xét bên ngoài để nắm bắt được tình trạng chung của máy móc. Để làm được điều đó cần xác định một số thông tin như sau:

  • Kiểm tra kỹ thuật các lớp cách nhiệt, bảo ôn, sơn phủ
  • Xác định xem các chất dung môi ở bên trong có bị rò rỉ ra bên ngoài hay không.
  • Các khung cửa, giá đựng có biến dạng bất bình thường, mối liên kết với đường ống công nghệ.
  • Kiểm tra các chỗ bị ăn mòn bởi các hóa chất, các mặt đệm lót,…
  • Xem xét các chỗ bề mặt bị méo do va chạm cơ học.

Bước 3: Kiểm tra không phá hủy

Bước này trong quá trình kiểm định thiết bị áp lực sẽ được thực hiện bởi đội ngũ kiểm định viên có kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn cao cùng với các loại máy móc chuyên dụng, phù hợp với các chất liệu chế tạo. Kết quả kiểm tra sẽ được lưu dữ làm căn cứ cho các lần sau.

Bước 4: Tính toán thiết bị có khả năng chịu áp lực bao nhiêu

Dựa vào kết quả siêu âm chiều dày và độ liên kết của các mối hàn để các kiểm định viên sẽ tính toán khả năng chịu áp lực của thiết bị, đồng thời so sánh với số liệu mà nhà sản xuất công bố.

Kết quả kiểm định thiết bị áp lực phải nằm trong giới hạn cho phép về độ bền mà quy trình kiểm tra đã áp dụng.

Bước 5: Kiểm tra phía trong

Bước tiếp theo của quá trình kiểm định thiết bị áp lực đó là tiến hành kiểm tra nếu kết quả siêu âm chiều dày kim loại bên trong có dấu hiệu ăn mòn bất thường.

Bước 6: Thử nghiệm áp suất:

Chất dung môi là nước thường được sử dụng trong quá trình thử nghiệm. Các chất khí chỉ được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt và phải có các phương pháp bảo đảm an toàn, phòng cho các sự cố khi xảy ra.

Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên về kiểm định thiết bị áp lực sẽ mang lại những giá trị hữu ích cho mọi người. Nếu các bạn  đang có nhu cầu về dịch vụ thi công và thiết kế theo yêu cầu các loại bồn công nghiệp mà chưa tìm được đơn vị chất lượng thì có thể liên hệ ngay với Bồn Bể Công Nghiệp qua:

  • Website: https://bonbecongnghiep.com.vn/https://stvtank.com.vn/
  • Tel : 0243.6574407 | Fax: 0243.6574406
  • Mobile: 0975.215.888 – 0912.329.337

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975.215.888
Chat Facebook
Gọi điện ngay